Đánh giá

Việc đặt một cái tên cho thương hiệu hay sản phẩm là việc khiến ai cũng phải đau đầu suy nghĩ, là một việc quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải trải qua.

Bởi cái tên chính là cơ hội đầu tiên để bạn kể câu chuyện của mình và tạo sự khách biệt cho thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt thì cái tên nổi bật thật sự là vô giá!

Có những kiểu đặt tên nào?

* Tên theo nghĩa đen: mô tả một chức năng hoặc chất lượng hữu hình của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Cơm chay An Phúc (Số 20 ngõ 113 Hoàng Cầu, quận Đống Đa)

Những thương hiệu lâu đời thường chọn tên sản phẩm theo nghĩa đen vì câu chuyện thương hiệu của họ đã được lan truyền rộng rãi từ trước.

* Tên ẩn dụ: giúp mọi người nghĩ đến một thương hiệu hay sản phẩm vượt ra ngoài mục đích sử dụng hàng ngày. Tên này không mô tả chức năng hay sản phẩm mà xây dựng bản sắc và câu chuyện cho thương hiệu.

Ví dụ:

MapMarvels (Bản đồ siêu nhân) – Một ứng dụng giúp bạn đi lại như một siêu anh hùng

Impactor (Kẻ gây chấn động) – Thương hiệu của những chiếc máy tính làm từ các bộ phận tên lửa

Những tên thương hiệu mang tính tưởng tượng, ẩn dụ giúp xây dựng bản sắc doanh nghiệp sẽ rất tốt cho một thương hiệu mới muốn đột phá, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian và tiếp thị để đi vào lòng người tiêu dùng.

Cách để đặt một cái tên thật hay cho thương hiệu:

  • Đầu tiên, hãy tập hợp từ 5-7 đồng nghiệp và bạn bè tham gia thảo luận 15 phút. Trong đó có cả người biết rõ về sản phẩm lẫn người chưa biết gì về sản phẩm. Bạn kể với họ về chức năng của sản phẩm, câu chuyện bạn muốn kể, và cảm xúc bạn muốn gợi lên.
  • Tiếp theo, tạo một bảng tính và cho mọi người 20 phút để suy nghĩ và viết ra bất kì tên nào liên quan đến chủ đề. Tập trung vào số lượng, không phải chất lượng (lặp lại phần thảo luận cho đến khi bạn cảm thấy đã có đủ các lựa chọn).
  • Yêu cầu mọi người đánh dấu vào những phương án mà họ yêu thích.
  • Dành ra 15 phút để thảo luận về những ưu nhược điểm của những phương án phổ biến nhất.

Như vậy, bạn đã có 1 danh sách những cái tên tiềm năng.

Đừng quá đặt nặng mục tiêu chọn ra cái tên cuối cùng mà hãy tập trung tìm hiểu cảm nhận chung của mọi người về cái tên đó để rút ngắn danh sách xuống.

  • Khi danh sách chỉ còn 25 cái tên, bạn lấy chúng tìm kếm trên Google để chắc rằng cái tên đó chưa từng được đăng ký, đồng thời kiểm tra để đảm bảo cái tên đó không mang ý nghĩa tiêu cực trong các ngôn ngữ khác.

Bạn sẽ không thể có một cái tên hoàn hảo và phù hợp hay không cho đến khi thấy được phản ứng của khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội tốt tìm ra một cái tên cho thương hiệu hay sản phẩm của mình bằng cách này.

Vậy thì bây giờ, hãy bắt tay vào tìm kiếm một cái tên thực sự phù hợp cho thương hiệu/ sản phẩm của mình để thương hiệu của bạn có thể nhanh chóng nổi bật giữa các đối thủ nhé!