Đánh giá

“Một startup giống như một chuyến tàu lượn, có lúc thăng lúc trầm và bạn thì chọn la hét hoặc chọn cách tận hưởng chuyến đi mạo hiểm của mình.” – Anıl Üzengi

Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với hàng tỷ khó khăn không có hồi kết:

  • Có quá nhiều việc nhưng lại có quá ít người
  • Giấy tờ, thủ tục pháp lý, tài chính lấy đi quá nhiều thời gian
  • Có quá nhiều ý tưởng nhưng không biết thực hiện như thế nào
  • Đi giữa “rừng mơ”, dù bạn đã có kế hoạch nhưng khi triển khai lại bị rơi vào ngũ cụt, khiến bạn phải thay đổi hướng
  • Không có quy trình cụ thể, làm việc không hiệu quả
  • Làm thêm thì nhiều, mà lương làm thêm thì mặc định là 0
  • Thực tế đau buồn: sản phẩm không được đón nhận như mong đợi
  • Bố mẹ muốn bạn ổn định, người yêu không hiểu đòi chia tay
  • Áp lực “hết tiền”

Với hàng tấn áp lực, bạn sẽ rất dễ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức tới mức không còn đủ tỉnh táo và không thể điều hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả được nữa. Thật sự rất căng thẳng!

Khởi nghiệp là ước mơ, là đam mê mà bạn ấp ủ rất lâu nên việc thành công hay thất bại của nó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bạn.

Vậy nên hãy chuẩn bị thật tốt để có thể đối phó với sự căng thẳng về tinh thần cũng như thể chất, để khi khởi nghiệp, bạn có thể lạc quan và có thêm nhiều năng lượng tích cực hơn.

Dưới đây là một số điều bạn nên thực hành ngay:

1. Đảm bảo gia đình, bạn bè đều hiểu được ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn.

Ví dụ: Lan chia sẻ với gia đình và bạn bè rằng cô rất yêu trái đất nên cô muốn trở thành người bảo vệ trái đất bằng việc mở một công ty thu gom rác thải nhưng sẽ phân loại và tái chế rác thải một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau đó, Lan thường xuyên kể với mọi người về cách mà cô kinh doanh và ảnh hưởng của nó.

Khi gia đình và bạn bè hiểu được những gì bạn đang trải qua, bạn sẽ dễ nhận được sự thông cảm và hỗ trợ từ những người thân yêu của mình. Từ đó, bạn sẽ thấy mình không hề đơn độc và luôn có một nơi nương tựa bình an.

2. Lên lịch nghỉ ngơi thư giãn và tái tạo sức lao động

Bởi các chủ doanh nghiệp thường kiệt sức vì làm việc 24/7

Tranh thủ thời gian trong ngày, tuần, năm để nghỉ ngơi nạp lại năng lượng. Việc trở lại sau khi đã nghỉ ngơi định kỳ sẽ giúp bạn làm việc tập trung hơn, tràn đầy năng lượng, đam mê, nhiệt huyết.

3. Tìm sự hỗ trợ từ những chủ doanh nghiệp khác

Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chủ doanh nghiệp khác trong cộng đồng địa phương hoặc trên mạng vì đó là nơi mà mọi người chia sẻ những lời khuyên, kinh nghiệm và thách thức.

4. Tổ chức công việc có quy củ

Hãy lưu những thông tin chi tiết và quan trọng của doanh nghiệp vào hồ sơ, thay vì phải nhớ. Bạn nên ghi chép ngân sách, theo dõi các khoản thu chi, sử dụng hệ thống quản lý khách hàng, gãn nhãn hộp thư đến trong email… bằng việc sử dụng các ứng dụng: excel, google sheets, trello, mail chimp…

Sắp xếp lịch trình linh hoạt để bạn có đủ thời gian hoàn thành công việc và đưa ra phương hướng trong một ngày, một tuần. Thay vì tự hỏi khi nào mới có thời gian để làm, hãy quyết định bạn sẽ làm vào 8h00 sáng thứ sáu.

5. Xây dựng các quy trình để dễ dàng áp dụng cho lần sau

Để không phải lần nào cũng đi mò mẫm lại từ đầu, bạn nên tìm cách hoàn thành công việc một cách hiệu quả và viết lại quy trình.

Ví dụ: tạo email theo dõi tiêu chuẩn gửi khách hàng…

6. Đừng ngại giao việc

Nếu bạn lo lắng mọi người sẽ không biết cách hoàn thành một số nhiệm vụ hoặc trách nhiệm cụ thể, hãy viết ra quy trình và hướng dẫn họ để lần sau họ có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.

7. Hãy học cách từ chối

Khi bắt đầu một doanh nghiệp mới, bạn thường tiếp nhận tất cả khách hàng để làm việc đến khi kiệt sức. Từ chối tuy có thể làm giảm đi lợi nhuận, nhưng bạn sẽ có đủ sức để chăm sóc các khách hàng hiện tại một cách tốt nhất.

Bây giờ hãy hít một hơi thật sâu, nghỉ ngơi một chút và bắt tay vào chuẩn bị để thực hiện điều bạn đã ấp ủ bấy lâu nhé!