Đánh giá

Không phải khách hàng nào cũng đều sẵn sàng mua hàng ngay lập tức. Vậy chúng ta phải làm sao để định hướng được khách hàng phát sinh nhu cầu mua hàng ngay?

 31 Tháng 03, 2020

Ngọc không phải là một tín đồ thời trang, không quá thích việc mặc váy nhưng cô ấy có 1 vấn đề nho nhỏ đó là cô ấy không cảm thấy hài lòng với cái váy của mình (chúng ta luôn cho rằng đây là một vấn đề nhỏ nhặt, không đáng quan tâm)

Cô không biết vì sao cô không thích chiếc váy hiện tại. Có thể là do chiếc váy bó quá, rộng quá, chật quá, không hợp thời trang, mặc lên không thấy đẹp… Ngọc chưa sẵn sàng để mua một chiếc váy mới nhưng vẫn muốn xem các mẫu mã khác.

Một hôm, khi đang lướt facebook, cô thấy quảng cáo một chiếc váy thuyết phục và nhấp vào để chuyển đến một trang web bán lẻ.

Hãy đoán xem loại quảng cáo nào đã hấp dẫn cô ấy – khiến người chưa có nhu cầu mua hàng phải quan tâm?

Vì Ngọc mới chỉ đang nghĩ đến việc mua một chiếc váy khác, nhưng không quá cần thiết nên cô ấy sẽ không muốn phản hồi quảng cáo nào thúc đẩy cô ấy phải mua ngay. Trong khi đó, quảng cáo giúp cô ấy tìm hiểu các loại váy khác nhau phù hợp với vóc dáng người, màu da của người mặc sẽ dễ dàng lôi kéo cô ấy vào quá trình mua hàng hơn.

Như vậy, không phải khách hàng nào cũng muốn mua hàng, nên việc tiếp thị của bạn cần phải linh hoạt để có thể tiếp cận nhiều người với những ý định khác nhau.

Dựa trên ý định mua hàng, chúng ta có thể chia khách hàng có thể chia thành 3 nhóm: Quan sát – Suy nghĩ – Hành Động

Nhóm “Quan sát” là đối tượng phổ biến nhất. Những người này là một khách hàng hiện tại nhưng không có mặt trên thị trường để mua sản phẩm hoặc không biết đển thương hiệu. Vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý của những khách hàng này?

Với nhóm này, bạn nên tập trung giới thiệu thương hiệu của mình với những đối tượng mới và giúp họ làm quen với bạn.

Hãy đảm bảo nội dung quảng cáo tập trung vào việc xây dựng và nhận biết thương hiệu. Nhắm mục tiêu hiệu quả tới đối tượng này bằng nghiên cứu trang web họ truy cập, nội dung họ tương tác và lượt tìm kiếm họ thực hiện

Nội dung trên trang web và các ứng dụng nên có nút “theo dõi”

Đừng lo lắng về số lượt tương tác với nội dung của bạn. Số lượt truy cập tới trang web và trang hồ sơ mạng xã hội mới chứng minh độ nhận biết của thương hiệu bạn.

Hãy chú ý tới các chỉ số: lượt xem quảng cáo, hoạt động trên mạng xã hội (lượt share, like, comment, số lượng người theo dõi) và số lượng khách truy cập mới vào trang web của bạn.

Nhóm “Suy nghĩ”, giống như Ngọc, là những người đang nghĩ về việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ giống như bạn cung cấp, nhưng chưa sẵn sàng mua. Bạn muốn họ cân nhắc giá trị và lợi ích mà thương hiệu của bạn mang lại?

Với nhóm này bạn nên thu hẹp đối tượng mục tiêu của bạn và cố gắng khiến họ cân nhắc thương hiệu của bạn.

Quảng cáo nên giải thích giá trị và lợi ích mà thương hiệu đem đến cho đối tượng. Hãy thúc đẩy sự tương tác lâu dài, như lượt theo dõi trên mạng xã hội hay đăng ký bằng email. Bạn có thể chạy quảng cáo trên trang web hướng tới đối tượng này.

Nội dung trang web và ứng dụng giúp khách hàng cập nhật thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: bạn có thể gợi ý họ đăng ký nhận thông báo khi có đợt giảm giá, tạo nút “thêm vào danh sách mong muốn”

Các chỉ số cần theo dõi ở đây là: tỷ lệ nhấp chuột và quảng cáo, tỷ lệ thoát khỏi trang web (có phải khách truy cập rời khỏi trang web), tỷ lệ % hỗ trợ (doanh số từ khách hàng thấy quảng cáo, truy cập vào trang web, rồi quay lại mua hàng)

Các chỉ số theo nội dung: số lượt đăng ký nhận bản tin, số lượt đăng ký nhận thông báo qua email, sản phẩm thêm vào danh sách mong muốn, số lượt chia sẻ email về sản phẩm, số lượng bài đánhh giá.

Nhóm “Hành động” là nhóm sắp đưa ra quyết định mua hàng. Bạn muốn họ chọn thương hiệu của bạn và mua ngay?

Ở giai đoạn này bạn cần thúc đẩy lượt chuyển đổi bằng cách kêu gọi hành động (nút mua ngay) và giới thiệu sản phẩm và lợi ích của chúng. Tiếp thị lại (re-marketing) hiện quảng cáo cho khách ghé thăm khi họ truy cập trang web khác – bám đuổi.

Nội dung ở đây nên thúc đẩy khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng, các nút kêu gọi hành động phải nổi bật, xác nhận mua hàng đơn giản, nhanh chóng mà không rườm rà đăng nhập…

Các chỉ số cần theo dõi ở đây là tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng bỏ giỏ hàng vào doanh thu.

Để tối ưu hoạt động marketing cho doanh nghiệp, hãy nhắm đến cả 3 nhóm đối tượng trên.

Một người bán hàng thông minh là người biết nắm bắt tâm lý khách hàng của mình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, hãy đặt mình vào vị trí của họ để biết họ đang cần gì, và mình có thể đáp ứng được điều gì.

Và sau cùng, khách hàng đều là những người rất thông minh, hãy đối xử chân thành và cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng để có thể gắn kết dài lâu, chia sẻ giá trị bền vững!