Để có thể tạo được nền tảng vững chắc và động lực thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh sau mùa dịch thì doanh nghiệp phải duy trì được “hình ảnh và lời hứa thương hiệu” của mình. Đọc ngay để doanh nghiệp bạn không bị tụt lại sau mùa dịch.

 30 Tháng 03, 2020

1.Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là tất cả những nét đặc trưng của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

* Nhận diện cốt lõi: tên thương hiệu, slogan, taglines, logo, brand guidelines

* Bộ nhận diện văn phòng: danh thiếp, phong bì thư, tiêu đề thư, hoá đơn, kẹp file, đồng phục nhân viên; backrop quầy lễ tân, nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu…

* Nhận diện tại điểm bán: biển cửa hàng, biển hiệu đại lý, poster, banner / standee…

* Nhận diện môi trường: biển hiệu công ty, biển hiệu phòng ban, biển hiệu chi nhánh, phương tiện vận tải…

* Nhận diện sản phẩm: bao bì sản phẩm, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm, dấu hiệu nhận biết trên bao gói, màu sắc đặc trưng…

* Ấn phẩm marketing: catalogue, profile công ty, brochure dự án, tờ rơi…

* Nhận diện trên internet: website công ty, landing page, microsite, facebook fanpage, twitter page, pinterest page, banner ads, email marketing…

2. Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần phải có?

Bộ nhận diện thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp lấy được cảm tình từ phía khách hàng, giúp họ thấy rằng, công ty của bạn không chỉ đơn thuần là những sản phẩm dịch vụ, và vì sao sản phẩm của bạn phù hợp với họ hơn những đối thủ cạnh tranh khác.

3. Làm thế nào để phát triển bộ nhận diện thương hiệu?

Để tạo ra 1 bộ nhận diện thương hiệu mạnh, bạn cần viết ra 4 tuyên bố:

Đầu tiên là “Đặc điểm thương hiệu”: dùng 1 từ để cho mọi người biết giá trị thương hiệu của bạn đại diện cho. Ví dụ: một công ty xe hơi có thể mô tả là “an toàn” hoặc “sang trọng”.

Hãy nghĩ về những cảm xúc mà khách hàng có được khi nghĩ đến doanh nghiệp của bạn, để cô đọng sứ mệnh và tầm nhìn thành 1 từ duy nhất đại diện cho cả 2 tuyên bố đó.

Hãy đọc tiếp để biết rõ hơn về sứ mệnh và tầm nhìn mà thương thiệu cần có là gì nhé!

Thứ 2 là “Tuyên bố tầm nhìn”: dùng 1 câu nói mong muốn truyền đạt động lực, mục tiêu của doanh nghiệp. Là lời khẳng định bản thân doanh nghiệp cho mọi người biết mình là ai, thật hoành tráng, hứng khởi và truyền được cảm hứng đến nhân viên, khách hàng, đối tác.

Để đưa ra được tuyên bố này, bạn hãy suy nghĩ xem doanh nghiệp của bạn đại diện hoặc không đại diện cho giá trị nào?

  • Tự hỏi bản thân lý do bạn đang làm và cách bạn thực hiện điều đó
  • Sản phẩm quan trọng nhất mà bạn chào bán và đối chiếu với sản phẩm bạn sẽ không bao giờ bán (điều trái ngược với mục tiêu ban đầu của bạn)
  • Đối tượng mục tiêu ấy sẽ mô tả công ty bạn ra sao và bạn muốn tương lai của doanh nghiệp như thế nào?

Mang những điều này vào câu nói truyền cảm hứng (slogan, taglines), tên doanh nghiệp, khát vọng và thực hiện.

Hãy chia sẻ tuyên bố tầm nhìn này với mọi người đang làm việc cùng bạn để họ có thể hiểu hơn và cùng bạn quyết tâm xây dựng tầm nhìn thương hiệu để thương hiệu của bạn ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Thứ 3 là “Tuyên bố sứ mệnh”: mô tả lý do doanh nghiệp tồn tại, tập trung vào những điều bạn thực sự làm và những loại sản phẩm, dịch vụ mà ạn đem đến cho mọi người.

Để có được tuyên bố này, bạn hãy tự hỏi xem:

+ Doanh nghiệp mình mang được điều gì đến cho khách hàng?

+ Phục vụ cho ngành nghề gì?

+ Khách hàng là ai?

+ Doanh nghiệp có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu của ngành nghề đó?

+ Sử dụng phương tiện kỹ thuật nào để thực hiện? (tư duy đổi mới, dữ liệu, ưu đãi chiết khấu…)

+ Kỹ thuật đó có tạo được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh không? Và còn điều gì khác với đối thủ nữa?

Trả lời hết những câu hỏi trên, kết hợp lại thành một tuyên bố ngắn gọn, đi ngay vào vấn đề và đừng sử dụng những thuật ngữ quá khó hiểu.

Thứ 4 là “Tính cách thương hiệu” cho phép bạn xác định cách thức, bảng màu và những khía cạnh thiết kế mà bạn sử dụng khi làm marketing và những cách giao tiếp với khách hàng.

Bí quyết tạo ra tính cách nằm ở chỗ bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng và suy nghĩ như khách hàng của mình

Hãy tự hỏi mình: Nếu thương hiệu của tôi là một con người, tôi sẽ mô tả người đó như thế nào? Để chắc chắn hơn hãy tiến hành các khảo sát.

4. Sự ảnh hưởng của bộ nhận diện thương hiệu đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

Bằng việc kết hợp 4 thành phần thương hiệu trên, bạn đã có được một kim chỉ nam dẫn lối cho hoạt động marketing, chiến lược và cách thức thực hiện chúng. Giúp cho mọi người hiểu được: Doanh nghiệp của bạn làm gì, có gì khác biệt, khách hàng bạn hướng đến là những ai?… Giúp bạn củng cố thương hiệu của bạn trong các ngành nghề và đặc biệt hơn là trong tâm trí của khách hàng.

  • Tuyên bố tầm nhìn giúp bạn tạo ra một chiến dịch quảng cáo mới có tầm nhìn xa và tập trung vào mục tiêu
  • Tuyên bố sứ mệnh có thể đảm bảo những hoạt động quảng bá đều đại diện cho những dịch vụ kinh doanh cốt lõi.
  • Tuyên bố đặc điểm thương hiệu định hướng chiến dịch quảng cáo của bạn đọng lại cảm xúc trong lòng mọi người chỉ trong 1 từ
  • Tuyên bố tính cách giúp bạn điều chỉnh cách thức truyền tải thông điệp phù hợp hơn.

Hãy chắc chắn rằng mọi người tham gia và khâu marketing đều nắm được 4 thành phần này và cách thức phối hợp chúng, để công việc marketing trở nên nhất quán, không rời rạc.

Và đừng quên điều quan trọng nhất, đó là sự chân thành. Bạn phải thực sự xứng tầm với bộ nhận diện thương hiệu của mình chứ đừng nói suông. Vì sau tất cả, khách hàng sẽ không muốn hợp tác với những thương hiệu mà họ không thể tin tưởng!

Đánh giá